Quảng cáo trong nội dung văn bản

Chiêm bái ngôi chùa ảo mờ trong mưa sương của Đà Lạt

Đến Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt (tọa lạc tại địa chỉ 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), chúng ta thật khó lòng mà ngồi im một chỗ, bởi lối kiến trúc tâm linh đẹp mắt, cũng như vị trí mà Thiền Viện tọa lạc đã tạo một không gian mê người.

Bức tượng "Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu" ngoài trời.



Theo bảng ghi tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt, thì ngôi Thiền Viện này được thành lập từ năm 1952, khởi đầu chỉ là một Niệm Phật Đường với tên gọi Đông Thành tại ấp Đông Tỉnh để Phật tử địa phương có nơi tụng Kinh, niệm Phật.

Cổng vào Thiền Viện Vạn Hạnh.

Bức tượng Phật Di Lặc trước sân. 

Gần đó là ượng Quán Thế Âm Bồ Tát. 

Năm 1957, Niệm Phật Đường được di dời về ngọn đồi tại ấp Đa Thiện với mái tôn, tường gạch và đổi tên thành Khuôn Hội Vạn Hạnh. Năm 1980, tỉnh Hội Phật giáo Lâm Đồng bổ nhiệm tỳ kheo Thích Viên Thanh về trú trì cho đến ngày nay.

Bên trong ban thờ chính.

Năm 1983, khởi công xây dựng tiền đường rộng 48m2, mái lợp ngói. Năm 1992, xây dựng cổng tam quan và đổi tên thành Thiền Viện Vạn Hạnh, đồng thời xây dựng cảnh rồng thiêng, có ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên đầu rồng dài 14m. Từ đó đến nay, trải qua thời gian, Thiền Viện Vạn Hạnh đã có diện mạo và kiến trúc như ngày hôm nay.

Bức Bồ Đề Đạt Ma khắc vào đá.

Từ sân Thiền Viện Vạn Hạnh, có thể ngắm một phần Đà Lạt ảo mờ trong mưa sương.

Điều đặc biệt ở Thiền Viện với bức tượng "Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu" ngoài trời, mang cả một điển tích Phật giáo xưa. Đến Thiền Viện Vạn Hạnh, bạn sẽ được chiêm bái nhiều bức tượng Phật lớn, cũng như nếu có thời gian, bạn có thể đứng ở sân bên ngoài Thiền Viện để ngắm một phần thành phố Đà Lạt chìm trong sương mưa mờ ảo.

Theo vanhien.vn