Quảng cáo trong nội dung văn bản

MÊ ĐẮM 10 NGÔI NHÀ THỜ nội và ngoại thành Đà Lạt có VIEW CỰC ĐẸP

Nhà thờ không chỉ là nơi làm lễ của con chiên hay là nơi chúng ta tới để nghe giảng đạo, mà đó còn là nơi để chúng ta tham quan, thỏa mãn đam mê kiến trúc của mình. Hơn nữa, đây cũng là những điểm mà các cặp đôi luôn săn lùng để chụp hình cưới. Trong bài viết này, Thông Tin Đà Lạt xin giới thiệu đến các bạn 10 ngôi nhà thờ đẹp nhất ở Đà Lạt được du khách săn tìm.


1. Nhà thờ Thánh Mẫu Bảo Lộc



Bảo Lộc nổi tiếng với những nhà thờ kiến trúc ấn tượng. Và nếu bạn muốn khám phá và tham quan những điểm đến đặc biệt ở đây thì đừng bỏ qua khi nhà thờ Thánh Mẫu hay còn gọi là Giáo xứ Thánh Mẫu, tọa lạc tại 517 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, Tp. Bảo Lộc.


Đây cũng là nhà thờ được mệnh danh là nhà thờ Đức Bà thứ hai của Việt Nam, nhà thờ Thánh Mẫu sở hữu nét kiến trúc cực kỳ hiện đại và sang trọng mang đậm phong cách phương. Điểm nhấn chính là 2 tòa tháp chuông cao vút chiếm cả một vùng trời vô cùng hùng vĩ oai phong.

>> Link tham khảo: http://www.thongtindalat24h.com/2017/09/can-canh-nha-tho-1001-goc-chup-dep-hut-hon-gioi-tre-o-gan-da-lat.html

2. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Hơn 70 năm tồn tại, nhà thờ Con Gà là công trình kiến trúc Pháp thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm khi đến thành phố ngàn hoa. Nhà thờ Con Gà khởi công xây dựng từ năm 1931 và được hoàn thành vào năm 1942. Với lối kiến trúc theo trường phái Roman, nơi đây là một trong số kiến trúc Pháp lâu đời nhất còn sót lại tại Đà Lạt.


Tên chính thức của công trình là Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari hay Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt. Sở dĩ, nơi này lại được nhiều người gọi là Nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh cao nhất của công trình có tượng một con gà bằng đồng cao 66 cm. Theo kinh Tân Ước, đây là biểu tượng cho sự sám hối.

>> Link tham khảo: http://www.thongtindalat24h.com/2017/12/ve-dep-cua-nha-tho-kien-truc-phap-lon-nhat-da-lat.html

3. Nhà thờ Thánh Mẫu Đà Lạt

Trên con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh theo hướng núi Lang Biang, tại ngã tư số 6 rẽ về phía bên phải, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một ngôi nhà thờ trên ngọn đồi cao, xung quanh là các nhà vườn trồng hoa, rau, và dâu tây. Đó chính là nhà thờ Thánh Mẫu qua nửa thế kỷ vẫn đẹp đẽ và oai nghiêm.


Nằm trên một ngọn đồi cao, phía trước nhà thờ Thánh Mẫu là bậc thang cùng hai con đường leo dốc uốn lượn để xe máy có thể lên trên khuôn viên nhà thờ. Xung quanh nhà thờ có rất nhiều các nhà kính trồng hoa và rau, đặc biệt là vô số các vườn dâu khi vào mùa thu hoạch thu hút rất đông khách du lịch thập phương du lịch Đà Lạt.

>> Link tham khảo: http://www.thongtindalat24h.com/2016/08/nha-tho-thanh-mau-da-lat.html

4. Nhà thờ Mai Anh Đà Lạt

Nhà thờ Domaine ở Đà Lạt còn có tên gọi là nhà thờ Mai Anh Đà Lạt. Nhà thờ tọa lạc trên quả đồi Mai Anh lộng gió ở đường Ngô Quyền, tổng diện tích là 12ha, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 1km.



Điểm đặc sắc nhất của nhà thờ này là hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Toàn bộ nhà thờ luôn được quét vôi màu hồng đậm, tôn lên sự uy nghiêm của một công trình tôn giáo và dưới ánh nắng sớm nhà thờ như sáng rực hẳn lên.

>> Link tham khảo: http://www.thongtindalat24h.com/2016/08/nha-tho-domain-de-marie-da-lat.html

5. Nhà thờ Đá Đà Lạt:

Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo được người Pháp xây dựng ở Đà Lạt từ những năm 1920 đến 1960, Nhà thờ Cam Ly hay còn được gọi là nhà thờ Sơn Cước hay Nhà thờ Đá tọa lạc ở số 01 Nguyễn Khuyến, phường 5, thành phố Đà Lạt được xem là độc đáo nhất còn sót lại ngày nay.


Nhà thờ được dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái khác hẳn với các giáo đường khác. Một công trình kiến trúc độc đáo cách điệu từ mái nhà rông của đồng bào Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc miền Nam nước Pháp và được thể hiện theo tinh thần trường phái kiến trúc thô mộc.


6. Nhà thờ Du Sinh Đà Lạt:

Nhà thờ Cổ Du Sinh tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc số 12B đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt. Ngôi thánh đường cổ này được xây dựng năm 1955, do Linh Mục Thiên Phong Bửu Dưỡng thành lập cho bà con giáo dân di cư từ miền Bắc vào, bảo là xây tạm, bởi vì Linh Mục này có mơ ước xây dựng một ngôi thánh đường mang nét kiến trúc Á Đông, nhưng cha phải vâng lời thuyên chuyển công tác quá sớm nên giấc mơ không thành.


Ngôi nhà thờ tạm cổ vẫn tồn tại cho đến nay với lối kiến trúc Á Đông. Bốn trụ cột của tháp chuông và các cột chính của nhà thờ được làm bằng gỗ, được chạm khắc như hình dáng của cây tre, cây trúc, là hình ảnh thân thương của người việt. Đường kính của mỗi cột tre, cây trúc khổng lồ này khoảng 40cm. Trên thân mỗi cây cột đều được khắc các dòng kinh thánh hay thánh vịnh bằng chữ Nôm.


7. Nhà thờ Đa Lộc Đơn Dương

Nhà thờ Đa Lộc nằm trên đường từ Đà Lạt đi Đơn Dương, cách Đà Lạt 24 cây số, trong ranh giới xã Xuân Trường thuộc huyện Đơn Dương.


Được hình thành từ năm 1942 với 4 gia đình và 22 người. Năm 1946 thêm 3 gia đình nữa. Từ năm 1948, khi cha Phao-lô Nguyễn Văn Bình về làm cha sở họ Cầu-đất, việc đạo được triển nở, một nhà nguyện nhỏ bằng gỗ lợp tranh được dựng lên. Cũng trong năm 1948, có các thầy thuộc tu hội Ki-tô Vua Cái-nhum về giúp cha Phao-lô Bình lo cho xóm đạo.


8. Nhà thờ An Bình Đà Lạt

Nằm trên một ngọn đồi cao giữa một khu dân cư yên tĩnh, giáo xứ An Bình là một ngôi nhà thờ nhỏ được thành lập năm 1947. Đến đây, bạn sẽ thực sự được trải nghiệm một không gian yên tĩnh, thơ mộng, và an bình theo đúng cái tên của nhà thờ.


Cảnh vật xung quanh thật đẹp, có nhiều cây thông và Mai Anh Đào. Những cây Mai Anh Đào sẽ trổ hoa vào mùa xuân càng tô điểm cho ngôi nhà thờ làng thêm phần sinh động.


9. Chủng viện Minh Hòa:

Bước vào năm 1980, nhiều cơ sở tôn giáo tại Đàlạt được bàn giao cho Nhà Nước quản lý, trong đó có hai Đại chủng viện là Giáo Hoàng Học Viện và Cư xá Minh Hòa.

Ngày 22.4.1980 các cha các thầy từ Cư xá Minh Hòa trở về lại mái trường Tiểu chủng viện. Từ đây nhà Simon-Hòa trở thành Chủng viện Minh-Hòa, với tổng số 28 người (8 cha, 20 thầy). Trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài các giờ phụng vụ và đạo đức, anh em lao động buổi sáng tại nhà, buổi chiều có giờ lớp hoặc làm việc riêng. Cũng như bên Cư xá Minh Hòa, việc học có nhiều thuận lợi. 


Đặc biệt Chủng viện có hai thư viện khá lớn: thư viện của Giáo Hoàng Học Viện, với khoảng 50.000 đầu sách, và thư viện của Chủng viện. Về việc linh hướng, hằng tuần có cha Phi-Khanh Vương Đình Khởi dòng Phanxicô, từ tu viện tại Đàlạt, đến giúp anh em.


10. Nhà nguyện dòng Franciscaines

Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương đã bị bỏ hoang vài thập kỷ. Lớp bụi thời gian bao phủ trên những ô cửa kính vỡ vụn, hành lang u tối đầy cỏ dại. Nằm trên một quả đồi nhỏ, được bao bọc bởi những hàng thông xanh mướt, Nhà nguyện với lối kiến trúc xưa cũ khiến những người đến đây ngỡ như đang lạc vào thời Trung cổ.


Kể từ khi nhà nguyện đóng cửa, nơi đây trở nên u tối. Người Đà Lạt truyền tai nhau về câu chuyện bi thảm của một cô gái trẻ trong trang phục cô dâu đã kết thúc cuộc đời mình tại đây. Từ đó người ta càng ít lui tới.


Có thể bạn muốn đọc: 


Thông Tin Đà Lạt