Quảng cáo trong nội dung văn bản

Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà Đà Lạt

Nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng với diện tích 63.938ha.


Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước có đủ điều kiện khai thác du lịch sinh thái. Hiện nay đã thành lập Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.

Giá trị đa dạng sinh học của vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Là một trong hai mươi tám vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.


Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup – Núi Bà được xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3). 91% diện tích 64.800 ha của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động – thực vật khác nhau.


Có 1933 loài thực vật có mặt ở Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000 như Thông đỏ, Bách xanh, Pơ mu, Thông 5 lá Đà Lạt, Thông 2 lá dẹp. Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hóa như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Động vật có 56 loài được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm. Có 47 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài được ghi trong danh mục sách đỏ IUCN 2010. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.